Hoạt động Quỹ_Quốc_tế_Bảo_vệ_Thiên_nhiên

Khí cầu với biểu tượng WWF ở Ba TâyTrong biên bản thành lập có ghi hoạt động của WWF là "bảo vệ động vật, thực vật, rừng, cảnh quan, nước, nền đất và những nguồn tài nguyên thiên nhiên qua sự mua và quản trị những khu vực. Những khoản tài trợ sẽ được sử dụng cho việc nghiên cứu và giáo dục các tầng lớp, thông tin công chúng, điều hợp những cố gắng và liên kết những nhóm quan tâm".[5] Theo đó, WWF tạo sự khác biệt với những tổ chức bảo vệ môi trường khác là chú trọng vào những công việc vận động hành lang cổ điển, liên kết với những công ty thương mại để tài trợ những dự án bảo vệ hệ sinh thái dài hạn, thay vì tạo những chiến dịch nổi bật gây dư luận và thu hút truyền thông đại chúng ngắn hạn như tổ chức Hòa bình xanh. Trong quá trình hoạt động, WWF đã mở rộng phạm vi hoạt động trở thành một tổ chức bảo vệ thiên nhiên phổ thông, đặc biệt chú trọng về việc ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính gây ra do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, thành lập những khu vực được bảo vệ (conservator) để bảo vệ dài hạn những động- và thực vật bị đe đọa, thay vì chỉ nhắm vào động- thực vật hoang dã như mục tiêu ban đầu.

Từ năm 1960, WWF đã tài trợ cho khoảng 12.000 dự án trong 153 quốc gia và 1.500.000 cây số vuông đã có thể chuyển thể thành vườn quốc gia.

Trên thế giới hiện có khoảng chừng 4000 nhân viên trên 100 quốc gia hoạt động trong khoảng 300 khu vực được bảo hộ. Trên 5 triệu người trên thế giới ủng hộ, nhờ đó năm 2006 trên 374 triệu Euro đã được quyên góp để sử dụng cho các mục đích bảo vệ thiên nhiên, trong đó riêng năm 2006 là 2000 dự án bảo vệ thiên nhiên và môi trường [2].

Việt Nam

  • Ngày 14-12-2016, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) VN và Vườn quốc gia Yok Đôn khởi động kế hoạch Hành động khẩn cấp bảo tồn voi rừng Yok Đôn giai đoạn 2016-2020, nhằm hạn chế nguy cơ tuyệt chủng đàn voi rừng lớn nhất nước. Số liệu quan sát cho thấy Tây nguyên hiện có đàn voi rừng lớn nhất với khoảng 70 con, trong tổng số khoảng 100 con trên cả nước. Từ năm 2009 đến nay có ít nhất 23 cá thể, chủ yếu là voi con dưới một tuổi, ở Đắk Lắk bị chết. Trong khi đó tình trạng săn bắn voi để lấy ngà, phá rừng làm rẫy đe dọa trực tiếp đến không gian sinh sống, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của đàn voi rừng tại đây.[6].